Thuốc Sintrom 4mg chứa thành phần chính Acenocoumarol là thuốc chống kháng đông, được sử dụng chủ yếu để dự phòng và điều trị các biến chứng huyết khối tắc mạch do nhồi máu cơ tim, bệnh van 2 lá, rung nhĩ hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng dược Novatis – Pháp

Thông Tin Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
- Thuốc Sintrom 4mg (Acenocoumarol) là một loại thuốc chống đông máu được sử dụng để phòng ngừa các bệnh huyết khối tắc mạch trong nhồi máu và các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
- Acenocoumarol – Thành phần chính của thuốc Sintrom 4mg có bản chất là một kháng vitamin K (vitamin K là thành phần tổng hợp nên các yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể)
- Thuốc được nghiên cứu và bào chế dưới dạng viên nén sản xuất bởi Novartis Farma S.P.A – Ý được các Bác sĩ tin dùng cho bệnh nhân
Thành Phần & Hàm Lượng
Thuốc Sintrom 4 có chứa thành phần chính là:
- Acenocoumarol có hàm lượng 4 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Cơ Chế Tác Dụng Của Acenocoumarol
- Acenocoumarol ức chế men khử vitamin K dẫn đến cạn kiệt dạng khử của vitamin K (Vitamin KH2).
- Vì vitamin K là một đồng yếu tố tạo ra quá trình Cacboxyl hóa dư lượng Glutamat trên vùng tận cùng N của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K
- Điều này hạn chế quá trình Gamma-Cacboxyl hóa và sự hoạt hóa tiếp theo của các Protein đông tụ phụ thuộc vitamin K.
- Sự tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K II, VII, IX, X và các protein chống đông máu C và S bị ức chế dẫn đến giảm nồng độ Prothrombin và giảm lượng Thrombin được tạo ra và liên kết với Fibrin.
- Điều này làm giảm khả năng sinh huyết khối của cục máu đông
Chỉ Định & Chống Chỉ Định Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
Công Dụng & Chỉ Định Thuốc
- Bệnh tim gây tắc mạch: dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van hai lá, bệnh van nhân tạo.
- Nhồi máu cơ tim: dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim biến chứng như huyết khối trên thành tim, rối loạn chức năng thất trái nặng, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho Heparin.
- Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được Aspirin.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi và dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho Heparin.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
- Dự phòng huyết khối trong ống thông.
Chống Chỉ Định Thuốc
Chống chỉ định với thuốc Sintrom 4mg với các bệnh nhân
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Suy gan nặng.
- Nguy cơ chảy máu, mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại.
- Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
- Suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin < 20 ml/phút).
- Giãn tĩnh mạch thực quản.
- Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.
- Không được phối hợp với Aspirin liều cao, thuốc chống viêm không Steroid nhân Pyrazol, Miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo, Phenylbutazon, Cloramphenicol, Diflunisal.
Liều Dùng & Cách Dùng Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
Liều Dùng Thuốc
Hãy làm đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn.
Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận.
Liều lượng mà bác sĩ đề nghị sẽ được áp dụng cho từng bệnh nhân.
- Viên Sintrom chứa 4mg có thể bẻ nhỏ
- Liều duy trì thông thường khoảng từ 1 mg đến 10 mg (thấp hơn ở người Việt Nam) mỗi ngày một lần.
Cách Dùng Thuốc
- Nên uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày.
- Các liều Sintrom của mỗi bệnh nhân được bác sỹ xác định dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm định kỳ INR.
- Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời điểm cần xét nghiệm INR theo bác sỹ yêu cầu.
- Tránh dùng quá liều có thể gây ra chảy máu hoặc liều quá thấp có thể gây huyết khối.
- Uống thuốc với nước lọc hay nước sôi để nguội.
Chú Ý Thận Trọng Sử Dụng Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
Trong quá trình sử dụng thuốc Sintrom 4mg, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không uống rượu bia trong quá trình sử dụng Sintrom.
- Tuân thủ theo đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
- Không ăn kiêng hoặc thay đổi quá nhiều chế độ ăn uống để điều chỉnh trong lượng cơ thể trong quá trình dùng thuốc.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ không được sử dụng thuốc Sintrom 4mg, bởi loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
- Việc sử dụng Sintrom 4mg có thể dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
- Đối với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên sử dụng thuốc Sintrom 4mg.
- Trong trường hợp cần thiết có thể cho trẻ bổ sung thêm vitamin K.
- Những người có đặc thù công việc đòi hỏi sự tập trung cao như vận hành máy móc hoặc điều khiển phương tiện giao thông cần thận trọng khi sử dụng thuốc Sintrom.
- Tránh hoạt động quá mạnh hoặc va chạm gây thương tích, chảy máu
Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng bao gồm thuốc theo toa và không theo toa, vitamin và các chất bổ sung thảo dược.
Tác Dụng Phụ Của Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
Thuốc Sintrom 4mg có thể có một số tác dụng phụ, nhưng không phải ai cũng sẽ gặp phải
Các triệu chứng của tác dụng phụ thường gặp như:
- Buồn nôn
- Rụng tóc
- Phát ban da
- Ngứa
- Sưng mặt, sưng lưỡi, sưng cổ họng
- Khó thở
- Nhịp tim nhanh
Tác dụng phụ ít khi gặp phải như:
- Nôn ra máu
- Chảy máu cam
- Đi ngoài có máu
- Ho ra máu
- Chảy máu dưới da
- Chảy máu âm đạo.
Đây không phải là một danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những người khác có thể xảy ra. Gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ
Sản Phẩm Tương Tự Thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol
Ngoài ra, muathuocchuyenkhoa còn có thuốc có thành phần Acenocoumarol tương tự thuốc Sintrom 4mg
(Đang cập nhật)
Liên Hệ
Quý khách hàng có nhu cầu mua thuốc Sintrom 4mg – Acenocoumarol hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline 093.971.6971 hoặc để lại lời nhắn kèm số điện thoại chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho quý khách hàng và bệnh nhân.
TRAO ĐI NHÂN ÁI – GẶT HÁI NIỀM VUI